[tintuc]
Mỗi bản vẽ kỹ thuật đều có khung bản vẽ và khung tên riêng. Khung tên đặt trên bản vẽ bao hàm những nội dung của sản phẩm như tên gọi sản phẩm,mác vật liệu, tỷ lệ bản vẽ, ký hiệu bản vẽ ...
Trong kỹ thuật khung tên bản vẽ được tiêu chuẩn hóa. Dưới đây GMEK giới thiệu Các dạng khung tên thường dùng trong nhà trường và trong sản xuất
Cách bố trí khung tên trên các khổ giấy
Khung tên bản vẽ dùng trong trường học
Ô 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết
Ô 2: Vật liệu của chi tiết
Ô 3: Tỉ lệ
Ô 4: Kí hiệu bản vẽ
Ô 5: Họ và tên người vẽ
Ô 6: Ngày vẽ
Ô 7: Chữ ký của người kiểm tra
Ô 8: Ngày kiểm tra
Ô 9: Tên trường, khoa, lớp
Khung tên bản vẽ dùng trong sản xuất
Ô 1: ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật, tốt nhất là một vài từ VD: Trục, bánh răng v.v..
Ô 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 180 độ - cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ( đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên) với đầu các ký hiệu hướng về phía khung tên, như vậy sẽ thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.
Ô 3: Vật liệu chế tạo chi tiết.
Ô 4: Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, .....
Ô 7: Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì Ô 7 để trống.
Ô 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ.
Ô 9: Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ.
Ô 14 - 18: là bảng sửa đổi. Việc sửa đôi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.
Ô 14: ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c ...) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.
[/tintuc]